VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG-KỸ THUẬT
Bánh nguội
Exercise 36 - Ask Stephen Hawking a space question
Áp dụng "Bản mô tả công việc" trong quản lý
Huyền thoại mùa thu
Dancing waves
Exercise 66 - The full text of Barack Obama's victory speech
Mưa lâu sẽ biết lòng người!
Số lượt truy cập
4873135
Số người đang xem
5


VĂN HOÁ > VIỆT NAM - Tổ quốc Tao >


Bài học ngụ ngôn của lịch sử
Đại đoàn kết - 17/02/2012

Ai đó đã nói rằng quá khứ thì không thể thay đổi, dù đó là quá khứ hào hùng hay quá khứ đau thương. Nhưng hiện tại và tương lai thì có thể thay đổi. Cho nên bài học ngụ ngôn từ lịch sử là để hiện tại và tương lai đừng tiếp tục rơi vào vết xe đổ của lịch sử.


1. Vì sao thế giới tiến bộ luôn đề cao những ngày lễ kỷ niệm? Nếu đó là ngày của những giây phút khải hoàn, hẳn lễ kỷ niệm không phải chỉ để u mê trong chiến thắng. Nếu đó là về một sự kiện đau thương, lễ kỷ niệm cũng không phải để gặm nhấm nỗi đau và khư khư với mối thù hận trong lòng...

Những sự kiện, những biến cố lịch sử lớn lao của mỗi dân tộc luôn được dành những khoảnh khắc để tôn vinh và suy tưởng!

Tôn vinh sự hy sinh, tôn vinh đóng góp của những con người đã dành cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước.

Suy tưởng về những bài học của quá khứ để soi đường cho hiện tại và tương lai.

Ai đó đã nói rằng quá khứ thì không thể thay đổi, dù đó là quá khứ hào hùng hay quá khứ đau thương. Nhưng hiện tại và tương lai thì có thể thay đổi. Cho nên bài học ngụ ngôn từ lịch sử là để hiện tại và tương lai đừng tiếp tục rơi vào vết xe đổ của lịch sử.

2. Vào giữa những ngày cả xã hội ồn ào vì những điểm 0 lịch sử trong kỳ thi đại học và tốt nghiệp phổ thông năm 2011, nhà sử học Dương Trung Quốc trong cuộc trò chuyện trên báo Đại Đoàn kết đã lý giải một trong những nguyên nhân bản chất của việc giới trẻ không thuộc sử là vấn đề nhận thức lịch sử.

Nhà sử học nói rằng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã có cuộc tổng kết 5 năm thử nghiệm hoạt động của Câu lạc bộ "Em yêu Lịch sử” dành cho các cháu học sinh phổ thông. "Nhưng nếu vào Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tức là một Bảo tàng lịch sử hiện đại Việt Nam mà các em không thấy có góc nào, hình ảnh nào, chi tiết nào về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (kể cả chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam cũng vậy - PV), một cuộc chiến tranh mới xảy ra cách đây hơn 30 năm, ở đó có thể có ông các em, chú các em thì các em sẽ nghĩ gì?” – nhà sử học Dương Trung Quốc đặt câu hỏi.

Như đã nói về tính không thay đổi của lịch sử, lịch sử là khách quan. Vấn đề là chúng ta nhận thức lịch sử đó như thế nào? Những tri thức về lịch sử không phải là những chân lý tuyệt đối. Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc thì không ai ngây thơ tới mức không hiểu rằng lịch sử không đứng ngoài chính trị. Nhưng việc ở một Bảo tàng có tính quốc gia lại có những khoảng trống lịch sử như vậy thì thật khó hiểu.

3. Nói về những Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, ở một lần khác, nhà sử học Dương Trung Quốc từng bộc lộ quan điểm rất rõ ràng: Đó là những cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc diễn ra ngay sau khi dân tộc ta vừa hoàn thành thắng lợi một sự nghiệp thiêng liêng là chiến thắng ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Cho nên, đó là một cuộc chiến tranh không kém phần khốc liệt giữa lúc những hậu quả của 30 năm chiến tranh vừa chấm dứt mà chúng ta chưa kịp bắt tay vào khắc phục, giữa vòng vây thù địch và cấm vận của những thế lực thù địch cả cũ và mới.

Và những gì mà dân tộc ta đã vượt qua, không chỉ giữ vững được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nêu cao đuợc ý chí tự chủ mà chúng ta còn đóng góp được cho thế giới một công huân đáng tự hào là cùng nhân dân Campuchia tiêu diệt được chế độ diệt chủng Pol Pot.

Nhà sử học đặt câu hỏi: "Giờ đây khi chế độ diệt chủng Pol Pot đang ngồi trước vành móng ngựa của Tòa án quốc tế về tội diệt chủng và thế giới coi việc xóa sổ chế độ này là một thành tựu của nhân loại thì chính Việt Nam chưa tự mình đánh giá đúng mức và ngay trong bảo tàng của chúng ta chưa thể hiện được rõ sự hy sinh cao cả ấy?”

4. Không ai ảo tưởng sử học đứng ngoài chính trị! Nhưng chỉ có nhận thức lịch sử một cách sâu sắc thì hiện tại và tương lai mới tốt đẹp. "Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” không có nghĩa là một nguyên lý hời hợt đồng nghĩa với quên lãng quá khứ nhằm đáp ứng một nhu cầu tế nhị đương đại.

Bởi vì "bản thân cuộc chiến tranh ấy có thể mang lại những bài học quý báu để chúng ta gìn giữ hòa bình, chúng ta phát triển hữu nghị, chúng ta hòa hiếu chứ đâu phải chiến tranh là chỉ có hận thù”.

Lịch sử khi hiện diện với tư cách là một môn khoa học rất cần độ chính xác, những con số, những dữ kiện chính xác, nhưng quan trọng nhất là sự vận động của tư duy, hơn thế nữa là những giá trị ngụ ngôn của lịch sử.

Lịch sử là ôn cố tri tân, càng nhìn rõ quá khứ bao nhiêu càng hoạch định được tương lai tươi sáng bấy nhiêu. Phân tích cho kỹ tại sao một cuộc chiến tranh nổ ra trong quá khứ sẽ có thêm những nhân tố gìn giữ được hòa bình.

Thực tế cuộc sống ngày càng đòi hỏi những thay đổi trong nhận thức về lịch sử. Bài học của quá khứ sẽ soi đường cho hiện tại và tương lai. Nhận thức ấy có thể bắt đầu từ rất nhỏ, đơn giản là cần bổ sung những khoảng trống lịch sử trong trưng bày ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

C.Thúy
 
 
 
 
Chủ nhật, ngày 13/10/2024
VIỆT NAM - Tổ quốc Tao
TaLaWho? - Ta là Tao!
Thời đại @
DU LỊCH THIỀN
Sắc màu cuộc sống
Piphotography
Bánh nóng
Models - Mẫu
Food Photography
Brownies
Photoshop
Photo Collection
Technics - Tips
Lifestreet
Landscape
Portrait