VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG-KỸ THUẬT
Bánh nguội
Exercise 92 - Fifa agents held in cocaine case
Bé tập bơi chó
Hỏi đáp về Môi trường (4)
Cty Dầu Cô-oét trao hợp đồng xây dựng đường ống cho Petrofac
Water Accidents
Hỏi đáp về Môi trường (12)
Số lượt truy cập
4855115
Số người đang xem
12


GIÁO DỤC > E - BƠI > Tư liệu quan trọng >


Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
VTC News) - Bình quân một ngày có khoảng 30 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (48,8%).

Thời điểm hiện nay (đầu hè) cũng chính là lúc trẻ em bị chết đuối nhiều nhất - BS Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em - Bộ LĐTB&XH cho biết.

- Thưa ông, mới đầu mùa hè, nhưng số người bị chết đuối khi đi du lịch biển đã có, thậm chí như ở Cửa Lò, một ngày có tới 3 người chết, nhiều hơn cả số người chết của năm 2008...

BS Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em - Bộ LĐTB&XH: Đúng là đầu hè, số người chết đuối tăng nhanh, nhất là với trẻ em. Lý do là vào lúc này, lượng bài vở trên lớp không còn nhiều, nên các thầy cô giáo thường cho HS về sớm. Trong khi đó, bố mẹ lại nghĩ các con đang ở trường. Quãng thời gian nghỉ, trẻ thường kéo nhau ra hồ, sông suối tắm và chơi đùa nên nguy cơ bị chết đuối rất cao.

Trên thực tế thì trẻ em chết đuối ở biển không nhiều, chủ yếu là trẻ em nhỏ tuổi bị chết đuối ngay tại môi trường gia đình và xung quanh nhà.

Biết vậy nên hằng năm, vào đầu hè, Bộ LĐTB&XH đều có công văn gửi tới các tỉnh thành phố, đề nghị UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH quan tâm và có những hành động cụ thể bảo đảm sự an toàn, phòng tránh chết đuối cho trẻ em.

Đồng thời, từ năm 2005 chúng tôi cũng đã phối hợp với Tổng cục TDTT, Bộ VHTT&DL vận động dạy bơi cho trẻ em và tổ chức nhiều cuộc thi bơi cứu đuối tại các vùng miền cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng... Các tỉnh cử đoàn tham gia và đưa trẻ em đến thi bơi và tổ chức biểu diễn cứu người chết đuối. Từ đó đã đó là dấy lên phong trào học bơi, dạy bơi phòng tránh chết đuối cho trẻ em.

- Nhưng đây chỉ là những hoạt động mang tính chất phong trào? Tại sao một đất nước có bờ biển dài như Việt Nam và có hệ thống sông ngòi chằng chịt mà việc học bơi lại chưa được chú trọng?

Thực ra không phải không chú trọng. Ông cha ta đã có câu: Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo. Biết bơi lội là tốt vì không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, kiếm sống, mà còn có thể bảo vệ bản thân và cứu giúp bạn bè. Ai cũng biết là cần phải biết bơi, nhưng dạy bơi như thế nào mới là vấn đề khó khăn.

Hiện nay trong các trường, để dạy bơi, cần có cơ sở vật chất, có giáo viên có chuyên môn. Trẻ em thấy nước nhảy ào xuống, nếu không quan sát kịp thời thì ngay trong giờ học bơi trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm, do đó còn cần cả người quan sát bảo hộ.

Thực trạng trẻ em Việt Nam chết đuối

- Tỷ suất chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần các nước phát triển
- Cứ khoảng 1 trường hợp tử vong vì đuối nước thì có 2 trường hợp suýt chết đuối
- Gần 70% trẻ chết đuối, suýt chết đuối là dưới 15 tuổi. Độ tuổi bị nguy hiểm nhất là 5-9 tuổi.
- 53% các trường hợp đuối nước xảy ra trong các hoạt động ngoài trời khi trẻ chơi gần nhà. Khoảng 17% đang được trẻ khác trông nom
- Trẻ em chết đuối năm 2008 là 329 em, tăng 5,8% so với năm 2007.

Tiếp đến là vấn đề vệ sinh mắt, tai-mũi-họng nên một hồ bơi hoàn hảo cho trẻ học cần đủ tiêu chuẩn nước sạch, điều kiện tối thiểu vùng thôn quê cũng phải có khúc sông, có hồ và có lồng bơi cho trẻ bơi vùng sông nước; đặc biệc là phải có phao cứu hộ cho trẻ... Tóm lại là dạy môn bơi lội cần đến người có chuyên môn, cần đến cơ sở vật chất đặc biệt và cần nhiều tiền.

Hiện tại, số trẻ em chết đuối chưa giảm. Từ năm 2008, Cục BVCSTE đã làm việc với Vụ Công tác HSSV và Vụ Tiểu học, Bộ GD&ĐT đưa vào Kế hoạch năm 2009 dạy thí điểm môn bơi lội, dạy các kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trẻ em vào chương trình tiểu học.

- Nếu trong nhà trường gặp khó khăn về kinh phí, sao chúng ta không nghĩ tới phương án tuyên truyền trong cộng đồng cho phụ huynh hiểu, để kêu gọi có nhiều hơn nữa những lớp dạy bơi giá rẻ hoặc miễn phí?

- Trong nhiều năm qua, Ủy ban DSGĐ&TE trước đây, nay là Bộ LĐTB&XH đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục và vận động xã hội về phòng chống chết đuối trẻ em nói chung, đặc biệt là học bơi phòng chống chết đuối trẻ em.

Chúng tôi cũng đã phối hợp với Đoàn thanh niên ở các địa phương mở các lớp dạy bơi và vận động các phụ huynh cho con đi học bơi. Thầy giáo cũng là những đoàn viên biết bơi dạy cho trẻ em cộng đồng. Nhưng thật sự thì vai trò cán bộ Đoàn ở một số địa phương hoạt động về lĩnh vực này còn yếu, chưa phát động được phong trào học bơi, trong khi không ít phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền cho con đi học bơi ở các Câu lạc bộ và bể bơi tư nhân.

- Chưa thể tổ chức việc học bơi đại trà, vậy việc dạy cho trẻ các kỹ năng sống khi xảy ra sự cố đuối nước thì sao? Trẻ có thể thoát chết nếu không lao xuống cứu bạn, hay biết lượng sức mình khi xuống nước... Chúng ta có nên dạy kỹ năng sống cho trẻ trong tình huống hiểm nghèo?

- Tất cả những kỹ năng này chúng tôi đều đã hướng dẫn kỹ trong cuốn 77 câu hỏi dành cho cộng tác viên thuộc dự án Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em do UNICEF hỗ trợ. Ngoài ra còn có áp phich, tờ rơi tuyên truyền tại cộng đồng trong nhiều năm qua.

- Thực tế thì số trẻ em chết vì đuối nước vẫn đang tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Theo ông, giải pháp nào để bảo vệ an toàn cho trẻ em?

Trước tiên và cấp bách là phải có hệ thống cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cộng đồng và một mạng lưới chân rết cộng tác viên dưới địa phương. Cả cán bộ chuyên trách và cộng tác viên đều phải được tập huấn các kỹ năng tuyền thông và sơ cấp cứu pCTNTTTE và được cung cấp tài liệu để tuyên truyền về lĩnh vực đó.

Tiếp đến là cần phải có ngân sách. Con người đó muốn hoạt động tốt phải có trợ cấp, phụ cấp để đi tuyên truyền; rồi in ấn tài liệu, tổ chức tập huấn; cung cấp phương tiện, dù là chiếc xe đạp; rồi túi đựng tài liệu, trang thiết bị phát thanh, tuyên truyền...

Ngoài ra còn phải có cơ chế hoạt động phù hợp. Khi làm việc sẽ phối hợp với ai... Phòng chống tai nạn thương tích chỉ là một thôi, còn bao nhiêu việc liên quan đến trẻ em cũng đang bức xúc như tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị ngược đãi, ngược đãi,buôn bán, bị HIV/AIDS... rất cần phải có sự phối hợp liên ngành và có những hành động bảo vệ rất cấp bách và cụ thể.

- Xin cảm ơn ông!

Sơ cứu trẻ khi bị đuối nước

Trẻ bị bất tỉnh cần:

- Để trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên
- Làm sạch và thông đường thở bằng cách móc, hút hết bùn đất trong miệng, mũi của trẻ, móc họng cho nôn hoặc ép lồng ngực và bụng cho trẻ trào nước ra.
- Nếu trẻ ngưng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt ngay lập tức và kiên trì nhiều lần: Dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần/1 phút, tần suất em tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo được 2 tiếng mà không thấy trẻ phục hồi.
- Khi tỉnh lại, trẻ sẽ nôn ra nước, do vậy phải để trẻ ở tư thế an toàn, kê gối dưới 2 vai trẻ, nới rộng quần áo, phòng cho trẻ không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn của chính mình.
- Giữ ấm cho trẻ và chuyển trẻ đến cơ sở y tế sau khi được sơ cứu và phục hồi.

Nguồn: VTC New





Bình luận
Thứ ba, ngày 17/9/2024
Smart Way to English
E - BƠI
Sản phẩm Thông minh
E-Bơi Mail
"E-Bơi siêu rẻ cả hè 2013"
Báo chí và E-Bơi
Bơi ếch
Bơi trườn sấp
Bơi bướm
Phòng & Xử lý tai nạn
Tư liệu quan trọng
Tai nạn sông nước
Tin E-Bơi Team
QUỸ HỌC BỔNG Pi
Tao Pro - Tao Chủ
Kỹ năng thoát hiểm
Bánh nóng
Models - Mẫu
Food Photography
Brownies
Photoshop
Photo Collection
Technics - Tips
Lifestreet
Landscape
Portrait