VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG-KỸ THUẬT
Bánh nguội
Hagitomo Butterfly
Tòa án phải độc lập xét xử
Huyền Chíp
Bạn bè ảo thực trong thế giới Blog
Chuyên án 1 - Biến đổi Khí hậu là gì?
English Grammar Level 2
Số lượt truy cập
4949831
Số người đang xem
16


GIÁO DỤC > E - BƠI > Baby học bơi >


Hai bé Bi và Uyên học bơi
Bé Bi 3 tuổi, lần đầu tiên theo mẹ đến bể bơi. Bé mặc áp phao trông oách (mẹ mới mua cho, 60K đấy). Trông Bi cười rạng rỡ, mong được xuống nước đùa nghịch.
  


 


Bé Bi - Ảnh Tao Táo To, E-Bơi 


Khi vào đến bể, mới phát hiện bể bơi Học việc Kỹ thuật quân sự này (cuối đường Hoàng Quốc Việt, giáp đường Phạm Văn Đồng) quá hoành tráng... cho người lớn, chả hợp với trẻ em tý nào. Bể không có mái che, khá rộng dài, nước sạch, trong veo, nhưng lại không có chỗ nào nông để trẻ em như bé Bi có thể tự vùng vẫy. Hôm nay, trời mùa hè nhưng không nắng, vì thế nước lành lạnh. Dù mặc cả quần áo, bé Bi cũng chỉ xuống nước được một tý là phải lên bờ, thay quần áo và quấn khăn ngồi nhìn mẹ tập bơi.

Khi ở dưới nước, Bi ta có vẻ hơi căng thẳng, Có thể khung cảnh bể to, không có mái che, nước lạnh làm bé sợ chăng? Dù gì, việc bé chịu xuống nước đã là quá tốt cho những buổi tập tiếp theo. Tất nhiên, sẽ phải tìm một bể bơi khác, có mái che, có chỗ riêng cho trẻ nhỏ học bơi. Và hy vọng đến lúc đó, mẹ bé đã bơi được và học được những kỹ năng cơ bản trong việc dạy trẻ nhỏ tập bơi để trở thành "huấn luyện viên" riêng của bé.          
        




Bé Uyên - Ảnh Vũ Minh Tuân, E-Bơi


Tình hình với bé Uyên khả quan hơn. Lớn hơn nên khả năng chịu lạnh tốt hơn. Nhưng Uyên nổi tiếng là sợ nước, sợ đến nỗi không cho phun vòi sen lên đầu khi tắm ở nhà. Tuy vậy, khi tới bể bơi, nhìn thấy người người hụp lặn, vùng vẫy, cô bé đồng ý cho bế xuống nước.

Trước hết, Uyên được làm quen với việc cho đầu chìm vào nước. Cách tập đơn giản thế này: Uyên được bế như trong hình trên. Tiếp đó, hai bác cháu cùng nín thở và từ từ chìm đầu xuống, cho mũi ngập vào nước một hai giây, rồi lại nhô lên. Thoạt tiên, chưa quen nín thở, nên Uyên ta bị sặc tý chút, nhưng do được ôm trong vòng tay và được động viên, an ủi, bé không hoảng sợ. Ngay lần thứ hai, Uyên đã làm được. Phần thưởng cho cô bé là một tràng vỗ tay hoan hô thật to của các cô các chú đi cùng. Thế rồi, Uyên dần quen với việc nhúng chìm đầu trong nước. Bằng chứng là, cứ chốc chốc lại đòi xuống nước tập tiếp. Từ rất sợ nước tới làm được như vậy trong lần đi bơi đầu tiên, quả là một bước tiến dài. Dần dần Uyên sẽ tự học cách nhún chân để đầu chìm xuống nước ở những nơi nước nông, rồi tập thở ra bằng mũi khi đầu chìm trong nước. Chắc chắn là Uyên sẽ làm được. 

Lời khuyên của bác Tao Tao To:

Trẻ càng được làm quen với nước sớm, càng dễ học bơi, vì các phản xạ bơi lội bẩm sinh trong trẻ em có từ thời "động vật có vú" chuyển sang được duy trì. Nếu để cho bệnh sợ nước xuất hiện, việc học bơi sẽ rất khó, đặc biệt ở cái tuổi thau tháu như của Bi & Uyên. Ở tuổi này khả năng bơi lội bẩm sinh đã mất, mà khả năng tư duy, bắt chước, học theo những gì người lớn dạy chưa phát triển.             
 
Việc duy trì tính ưa nước rất đơn giản, nhưng phải được thực hành liên tục. Khi còn nhỏ, cho bé nằm ngửa trong chậu, tay đỡ đầu cao lên một chút để chân bé vùng vẫy trong nước. Tự đạp chân trong nước cũng là một phản xạ bẩm sinh, không được tập là bé quên dần. Khi bé biết ngồi, để bé ngồi vầy nước trong chậu, rồi từ từ dội nước lên đầu, khoát nước vào mặt, vào cổ... Tắm là học, học là tắm cũng như chơi mà học, học mà chơi bao giờ cũng tốt hơn là nhồi nhét.
 
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới 18 tháng rất ưa nước, nhưng vì người lớn không biết cách duy trì nên tính ưa nước mất đi, tính sợ nước xuất hiện gây khó khăn, tốn kém cho việc học bơi sau này.. 
 
©E-Bơi 


VÌ SỰ AN TOÀN CỦA BÉ

  • KHÔNG BAO GIỜ được để bé một mình khi tắm, khi học bơi dù chỉ một giây;
  • KHÔNG BAO GIỜ được rời xa bé để trả lời điện thoại, hoặc có ai đó gọi bạn. Điện thoại lỡ có thể gọi lại, nhưng trẻ bị chết đuối thì không làm sống lại được;
  • KHÔNG BAO GIỜ được ép bé làm những điều bé không thích, bởi học là vui chơi, vui chơi là học. Mọi việc đều phải từ từ, tuần tự, không thể nôn nóng; 
  • LUÔN VUI VẺ, TƯƠI CƯỜI tạo sự tự tin, bình yên cho bé;  
  • NƯỚC PHẢI SẠCH để không gây hại cho bé;
  • NƯỚC PHẢI ĐỦ ẤM để bé cảm thấy thoải mái, tự tin;
  • NƠI HỌC BƠI phải thông thoáng, không có gió lùa; không trơn trượt; an toàn về điện, cháy nổ.
  • NÊN NHỚ: Người bơi giỏi, nếu chủ quan vẫn chết đuối. Vì vậy, dù con bạn đã biết bơi, bạn vẫn không được để con bạn tự do tới nơi sông nước nguy hiểm.     


 
 
 
Bình luận
Ý kiến bạn đọc:
Cảm ơn Ebơi đã giúp Uyên hết sợ nước
Mẹ bé Uyên, Từ Liêm, Hà Nội, 01/06/2009 08:48:32
Mẹ con Uyên xin cảm ơn Bác Tao Táo To và Ebơi rất rất nhiều. Sau buổi tập trở về, việc tắm gội cho Uyên đã trở nên cực kỳ đơn giản. Mẹ bất ngờ và mừng quá, vì bé Uyên của mẹ đã không còn sợ nước, gội đầu dưới vòi sen quá dễ dàng, không còn cảnh con kêu ầm lên và cuống quýt đòi nghỉ để lấy khăn lau mắt mũi, còn mẹ thì quát um nhà lên cáu. Chưa mong Uyên bơi được ngay, nhưng hết sợ nước sau một buổi tập thì đúng là kỳ tích của Uyên. Cảm ơn Ebơi rất nhiều!
Thứ hai, ngày 20/1/2025
Smart Way to English
E - BƠI
Sản phẩm Thông minh
E-Bơi Mail
"E-Bơi siêu rẻ cả hè 2013"
Báo chí và E-Bơi
Bơi ếch
Bơi trườn sấp
Bơi bướm
Phòng & Xử lý tai nạn
Tư liệu quan trọng
Tai nạn sông nước
Tin E-Bơi Team
QUỸ HỌC BỔNG Pi
Tao Pro - Tao Chủ
Kỹ năng thoát hiểm
Bánh nóng
Models - Mẫu
Food Photography
Brownies
Photoshop
Photo Collection
Technics - Tips
Lifestreet
Landscape
Portrait