VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG-KỸ THUẬT
Bánh nguội
Kiến thức quản lý cần cho ai? (tiếp và hết)
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) - Quy trình và phương pháp thực hiện
Lão Tao & Caramel
Bài dịch 22 - Thông tin cơ bản về việc tiêu tiền ở Bắc Kinh
Okomura bơi ếch mẫu
Study English - Series 1, Episode 19: Weather report
Số lượt truy cập
4922220
Số người đang xem
5


VĂN HOÁ > DU LỊCH THIỀN > Hồn quê >


Con nghê - Linh vật thuần Việt
Nghe - a Pure Totem of Viets





Nghê ở đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng - Ảnh sưu tầm từ Internet


Dù là một biểu tượng thuần túy Việt Nam nhưng con Nghê lại chỉ được ít người biết đến. Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, vậy con nghê xuất hiện từ bao giờ?




Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim hạc và con nghê thế nhưng trong khoảng trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn. Như tượng hai con lân trắng ở ngay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn chẳng hạn. Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân. Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, vậy con nghê xuất hiện từ bao giờ? (Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc Thuộc?).
 

 


Con Nghê là gì?

Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ.

Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ.

Rồi để bầy chó đá hoá linh trước điện thờ, hay bàn thờ ở những nhà giàu có, ở các đình chùa đền miếu, chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét uy nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê. Thủa nhỏ, vào khoảng đầu thập niên 1950 ở Thái Bình, còn thấy ở nhà cụ Hà Ngọc Huyền, ông ngoại chúng tôi có trưng tượng con Nghê cao gần một thước ngay lối vào phòng khách cùng với những bình, những chóe đời Khang Hy nhà Thanh, đời Minh… Con Nghê này không biết nay đã lưu lạc về đâu?

Tóm lại con Nghê là một linh vật được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt. Con Nghê thường được thấy qua các món đồ gốm như:

1. Tượng con Nghê
2. Bình đốt trầm hương trên bàn thờ
3. Nậm rượu hình con Nghê.



Tượng con Nghê


Vài hình tượng con Nghê tiêu biểu


1. Tượng con Nghê: Dựa trên nước men, mầu men, chất đất ta có thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ 11 –12). Con Nghê này cao độ 36cm, bằng đất nung, phủ men nâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rất thanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng. Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn nhưng không dựng lên như tai chó. Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó.

Dựa trên nước men, mầu men, chất đất ta có thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ 11 –12). Con Nghê này cao độ 36cm, bằng đất nung, phủ men nâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rất thanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng. Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn nhưng không dựng lên như tai chó. Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó.
  



Nậm rượu hình Nghê


2. Nậm rượu hình con Nghê: Chúng tôi xin đưa ra hình hai nậm rượu hình con Nghê, một mầu nâu, một mầu đen. Nghê với hình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng các chi tiết không sắc sảo bằng. Nghê ngồi trên một bầu rượu có dáng trên tròn dưới ống. Mình Nghê rỗng, trên lưng Nghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ này không còn, cho nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sét nung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn). Rượu được rót ra từ vòi dài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê.

Chúng tôi xin đưa ra hình hai nậm rượu hình con Nghê, một mầu nâu, một mầu đen. Nghê với hình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng các chi tiết không sắc sảo bằng. Nghê ngồi trên một bầu rượu có dáng trên tròn dưới ống. Mình Nghê rỗng, trên lưng Nghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ này không còn, cho nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sét nung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn). Rượu được rót ra từ vòi dài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê.

3. Bình trầm hương hình Nghê: Mầu men, nước men, chất đất, độ nung của các bình hương này cho thấy đây là các tác phẩm làm thời Chu Đậu (thế kỷ 16, 17, 18 ) chứ không phải đồ đời Lý hay đời Trần. Bình hương gồm hai phần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật. Đây là chỗ bỏ trầm vào đốt. Phần trên là nắp. Nắp là con Nghê ngồi trên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới. Mình Nghê rỗng, khi đốt, trầm khói từ phần hộp phía dưới luồn trong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽ mở, trông rất oai nghiêm. Vì trầm được đốt trong hộp kín phía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nên cháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linh thiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi.




Bình trầm hình Nghê


Phân biệt con Nghê và con Lân

Mầu men, nước men, chất đất, độ nung của các bình hương này cho thấy đây là các tác phẩm làm thời Chu Đậu (thế kỷ 16, 17, 18 ) chứ không phải đồ đời Lý hay đời Trần. Bình hương gồm hai phần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật. Đây là chỗ bỏ trầm vào đốt. Phần trên là nắp. Nắp là con Nghê ngồi trên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới. Mình Nghê rỗng, khi đốt, trầm khói từ phần hộp phía dưới luồn trong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽ mở, trông rất oai nghiêm. Vì trầm được đốt trong hộp kín phía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nên cháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linh thiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi. Bình trầm hình Nghê

Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về  hình dạng, con Lân giống sư tử, đầu có 1 sừng, chân ngựa, mình tròn mập có vảy, đuôi ngắn, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, dáng thanh, đuôi dài, trông rõ ràng dáng chó. Một số bình hương, chân đèn gốm Việt Nam thời Chu Đậu làm vào khoảng thế kỷ 16, 17 cũng có hình con lân, nhìn vào thì thấy rõ ngay là con lân chứ không phải là con nghê. (Trong sách "Vietnamese ceramics - a separate tradition" của John Guy và John Stevensen soạn, có nhiều hình bình hương trầm với con nghê nhưng đồng thời lại có hình con lân mà ghi chú nhầm là con nghê).

 


Tượng con Lân


Thời thịnh đạt của Con Nghê

Trong những thế kỷ Bắc Thuộc khi người Trung Hoa làm đủ mọi cách để hủy diệt văn hoá Việt Nam, như: tịch thu, hủy diệt và cấm làm trống đồng, bắt người Việt đổi theo họ Tầu (vì thế những họ cổ Việt Nam như họ Trưng (Trưng Trắc)… không còn nữa….), thì không biết ông cha ta có làm hình tượng chó đá và con Nghê không? Quan sát cách sinh hoạt của người Thượng trên các miền cao nguyên, ta thấy rằng con chó vẫn là con vật rất quan trọng của đời sống thôn dã. Vậy thì ai có thể quả quyết rằng, chó đá, con Nghê không được phát sinh từ thời xa xưa? Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa có dịp may được thấy các hình ảnh hay vật tích hình con Nghê của thời đại cổ xưa này. Ước rằng có người với những phương tiện đầy đủ sẽ làm các việc khai quật nghiên cứu và tìm ra di tích con Nghê từ thời xa xưa.

Khi Đinh Bộ Lĩnh dành lại nền tự chủ cho nước Việt, nhà Lý, nhà Trần, rồi nhà Lê nối ngôi dựng lại nền văn hóa thuần Việt phong phú cùng văn học, xã hội, chính trị, nghệ thuật tạo hình của người Việt phát triển rực rỡ.

Trong bối cảnh văn hoá ấy, với sự nẩy nở của những nghệ phẩm, tác phẩm Việt Nam, sự phát triển của kiến trúc đình chùa, sự phát triển của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi nhiều hơn nữa những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày. Khung cảnh và nhu cầu này đưa đến biết bao phát triển của nghệ thuật tạo hình. Nhu cầu tinh thần, nhu cầu vật chất được đáp ứng bởi bàn tay, khối óc của các nghệ nhân Việt lúc nào cũng xông xáo sáng tạo. Biết bao kiến trúc, cung điện, đình chùa với mái cong thuần túy Việt được dựng lên. Đồ gốm Việt Nam bừng lên tổng hợp kỹ thuật và sắc men Trung Hoa với dạng thức, nét vẽ, và phong cách hoàn toàn Việt Nam. Từ đây những bình, ấm, tô, chén, đĩa… những món đồ Lý Trắng, Lý Nâu, Lý Lục, Lý Đen, những món đồ men ngọc, chuyển qua những món men trắng hoa chàm của đời Trần, đời Lê tuyệt vời, được sản xuất mạnh mẽ. Rồi tiếp theo đó, sang thế kỷ 16, 17, 18 là thời của gốm Chu Đậu, thời tuyệt đỉnh của đồ gốm Việt Nam, với biết bao phẩm vật xuất cảng sang vùng Ba Tư, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nhật Bản….

Dựa trên số lượng và phẩm tính của những con Nghê trong các viện bảo tàng và bộ sưu tập của các tư nhân, ta thấy rằng thời thịnh đạt nhất của con Nghê là từ đời Lý cho đến cuối đời Tây Sơn (thế kỷ 11 đến thế kỷ 18). Suốt từ đời Lý, Con Nghê được trọng dụng ở khắp mọi nơi, từ những ngôi nhà dân dã, từ cung đình, cho đến lâu đài, đình chùa, lăng miếu… Đến cuối đời Lê, loạn Trịnh Nguyễn phân tranh, đất nước đi vào 300 năm khói lửa, nhưng không vì thế mà văn hoá Việt điêu tàn mà trái lại càng phát triển mạnh thêm về mọi mặt (thơ văn, kiến trúc, khắc gỗ, gốm sứ …). Trong suốt 8 thế kỷ này, các bình hương trầm, các nậm rượu, và các tượng hình con Nghê là những món không thể thiếu ở nơi tế tự, ở các nhà trưởng giả cho đến nhà bình dân.

Thời suy tàn của con Nghê

Khi Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, triều đình nhà Nguyễn - có lẽ do mặc cảm, do lòng thù ghét các dấu vết văn hóa của đất Bắc, của nhà Trịnh, nhà Tây Sơn - đã quay lưng lại văn hóa Việt Nam mà ưa chuộng văn hóa Trung Hoa. Thế nên, con rồng Việt Nam uyển chuyển của đời Lý Trần Lê, đã bị thay bằng con rồng Tầu thân mập vẩy to, mặt ngắn. Thế nên, thành Thăng Long bị phá đi xây lại nhỏ hơn và biết bao cung điện đời trước (còn lại sau những năm dài chinh chiến) đã bị nhà Nguyễn cho phá đi. Thế nên, trong dù đang chật vật cạnh tranh với đồ gốm Tầu trên thị trường quốc tế, cả một kỹ nghệ đồ gốm Việt nam đã không được triều đình nâng đỡ. Thay vào đó, các món đồ dùng trong cung đình Huế thì được đặt làm từ các lò gốm ở bên Tầu. Thế nên, cả làng Chu Đậu (Hải Dương) phải bỏ nghề gốm mà chuyển qua nghề dệt chiếu (một số nhỏ đã dọn đến Bát Tràng tiếp tục nghề cũ, trong phạm vi rất nhỏ hẹp so với Chu Đậu). Trong các cung điện ở Huế, con Nghê không được dùng, vì đã bị con Lân của Tầu thay thế. Các lư trầm bằng đồng với hình tượng con Lân trên nắp trở nên phổ thông. Các nhà trưởng giả đua theo triều đình chuộng các linh tượng Trung Hoa. Kỹ nghệ đồ gốm tàn lụi, con Nghê chỉ còn sót lại trong những bàn thờ cổ ở chốn thôn dã. Hãy đi đến các ngôi chùa, các kiến trúc ở Việt Nam làm từ thế kỷ 19, ta thấy ngay rằng, con rồng Việt đã biến đổi, con Nghê đã bị thay bằng con Lân, chim Hạc chỉ còn là biểu tượng xưa cũ.

Thương thay, các biểu tượng thuần Việt, các nét tạo hình thuần Việt không còn được người Việt biết đến nữa.

Lâu nay, khi đi qua cửa các nhà giàu có ở Hoa Kỳ, ta vẫn thấy chủ nhà hãnh diện bầy hai con Lân hai bên cửa, cứ như là chùa Tầu. Ở các lò gốm bên Việt Nam, ở Non Nước, Đà Nẵng-Hội An, các nhà khắc chạm cẩm thạch, đâu đâu cũng chỉ sản xuất toàn con Lân mà không có con Nghê. Buồn thay! Chúng tôi ước ao rằng các nhà làm đồ gốm Việt Nam sẽ làm lại tượng con Nghê, bình hương trầm con Nghê để tất cả chúng ta còn hãnh diện nối theo dòng văn hóa Việt Nam của ông cha thủa trước.


Bùi Ngọc Tuấn

 
 
Bình luận
Ý kiến bạn đọc:
Lời cảm ơn
Vũ Vũ, SG, 05/01/2009 22:09:10
Bài hay quá! Cảm ơn Đại Tao nhiều ^^
Thứ sáu, ngày 13/12/2024
VIỆT NAM - Tổ quốc Tao
TaLaWho? - Ta là Tao!
Thời đại @
DU LỊCH THIỀN
Hồn quê
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Các miền đất khác
Sắc màu cuộc sống
Piphotography
Bánh nóng
Models - Mẫu
Food Photography
Brownies
Photoshop
Photo Collection
Technics - Tips
Lifestreet
Landscape
Portrait