Phản ứng hạt nhân là vấn đề khó hiểu. Thảm họa hạt nhân lại càng khó hiểu. Làm thế nào để chuyển tải các khái niệm này tới các em nhỏ tuổi. Đó là vấn đề hóc búa của truyền thông trong thời đại tràn ngập thông tin. Dù vấn đề hạt nhân là rất khó, nhưng nếu chịu khó đầu tư suy nghĩ thì vẫn có cách giải quyết. Bạn thử xem Clip trong bài và cho ý kiến, liệu sau khi xem trẻ em có hiểu gì về thảm họa hạt nhân hay không nhé.
Không ít người đã từng cất giọng hoảng hốt: Chúng ta đang sống trong những ngôi nhà nhiều tiện nghi và sạch sẽ hơn nhưng vì sao chúng ta lại mang nhiều hơn những căn bệnh nguy hiểm trong người? Chúng ta có biết đâu rằng bầu trời mà chúng ta đang thở từng giây ngỡ trong xanh, nguồn nước nước chúng ta đang uống hàng ngày tưởng tinh khiết lại chứa đựng trong đó biết bao mầm bệnh. Theo Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500,000m3/ ngày, đều tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Trong đó nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90%.
Trong 100% rác gia đình, chỉ có 13% được tái chế và 6% được ủ để sản xuất khí đốt mêtan. Theo Cơ quan Môi trường & khống chế năng lượng của Pháp (ADEME), có đến 43% rác đưa vào lò nung và 39% được chôn. Đó là những tỉ lệ gần như cố định từ năm 2003.