Bộ phim “Số phận trớ trêu hay Xông hơi nhẹ nhõm” ("Ирония Судьбы или С лёгким паром!») là một trong những bộ phim nổi tiếng của điện ảnh xô viết những năm 70 thế kỷ XX. Đạo diễn Eldar Ryazanov, kịch bản phim của Emil Braginsky và Ryazanov, Hãng Mosfilm sản xuất năm 1975.
Nữ sĩ không già
(Minh Huyền)
Một kiếp nhân sinh không quá ngắn ngủi nhưng thực sự chẳng dài, dẫu rằng nửa thế kỷ đối với một thi sĩ ở nước Nga là khoảng thời gian đáng kể. Thế nhưng, trong nửa thế kỷ đời mình, Marina Tsvetaeva dù phải sống rất đoạn trường cũng đã làm nên được một gia tài văn học khổng lồ.
Marina Tsvetaeva (1892 – 1941)
Theo một thống kê có lẽ còn chưa đầy đủ, các tác phẩm của bà gồm có 15 tập thơ, 17 trường ca, 8 kịch thơ, nhiều tập tiểu luận, phê bình văn học, hồi ký... Đặc biệt, bà đã tạo nên một dấu ấn nghệ thuật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của thơ ca Nga ngữ trong suốt thế kỷ XX và có lẽ còn sang cả thế kỷ XXI.
Không ngẫu nhiên mà cả các nhà thơ theo phong cách Xôviết truyền thống lẫn những thi sĩ cách tân tầm cỡ như Joseph Brodsky cũng đều kính trọng bà, thậm chí nhiều người còn coi bà như người thầy tinh thần của mình trên con đường trập trùng gian khó và đậm đặc sương khói của thi ca. Có thể thấy ảnh hưởng của phong cách tư duy thơ Marina Tsvetaeva khi đọc một số bài thơ của nữ thi sĩ Ba Lan vừa được giải thưởng Nobel về văn học năm 1996, Wislawa Szymborska .
Là một thi nhân đích thực thì nói chung khó có thể mong mỏi cái sự yên ả trong đời. Làm thi nhân ở nước Nga, lại trong giai đoạn diễn ra cuộc thử nghiệm xã hội kinh thiên động địa nhất thế kỷ XX, giữa những thế chiến đẫm máu, càng không thể thoát khỏi vòng xoáy lốc của lịch sử. Marina Tsvetaeva đã phải trải qua những thử thách nghiệt ngã nhất có thể tới với một con người. Vốn mang sẵn trong mình một hồn thơ bi thảm, lại bị cuốn theo thời cuộc đầy bi thảm, bà đã buộc phải là một thi sĩ có số phận bi thảm vào loại bậc nhất nước Nga thế kỷ XX.
Marina Tsvetaeva sinh năm 1892 trong một gia đình trí thức Nga thượng lưu. Cô bé Marina lớn lên trong không khí nghệ thuật tràn ngập trong gia đình và xã hội quanh mình. Marina Tsvetaeva sớm bị lôi cuốn vào cái kiếp "giời đầy làm thơ". Ngay khi còn ở trung học, năm 1911, Marina Tsvetaeva đã xuất bản tập thơ đầu tay Album chiều và lập tức được các nhà thơ đương thời (vốn rất ngạo mạn) chấp nhận cùng ngồi "chung một chiếu"! Tập thơ tiếp theo: Cây đèn kỳ diệu (1912) cũng được độc giả và giới phê bình văn học đón nhận nồng nhiệt. Các tập thơ Dặm liễu (1921), Thơ gửi Blốc, Chia ly (1922), Psukher. Lãng mạn, Thủ công (1923), Sau nước Nga, 1922-1925 (1928)... đã khẳng định vị trí thi nhân Nga ngữ hàng đầu của Marina Tsvetaeva, ngay cả khi bà đã di cư ra khỏi Tổ quốc năm 1922.
Sống nơi đất khách quê người, dù phải chịu vô vàn khổ ải vật chất và tinh thần, năng lực sáng tạo của Marina Tsvetaeva vẫn rất dồi dào. Tài năng sở dĩ có giá trị là vì nó không để cho hoàn cảnh vùi dập nó, ngay cả trong tình huống bế tắc nhất. Đấy là giai đoạn mà bà đã cho xuất bản những tập sách nổi tiếng như Trường ca núi, Trường ca kết cục, Trường ca không khí...
Dù vẫn có thể làm việc hiệu quả ở xa nước Nga, nhưng suốt những năm tháng lưu lạc châu Âu, trong lòng Marina Tsvetaeva vẫn luôn sâu nặng một nỗi thiếu quê hương đắng như ngải cứu. Chính vì thế nên năm 1939, gặp thời cơ, bà lập tức trở về với nước Nga. Đó là thời điểm "đêm trước" của cuộc thế chiến với vô vàn hiểm họa bên trong. Tâm hồn thi sĩ đã không dễ dàng chịu đựng những khắc nghiệt của thực tại nước Nga thời đó. Và tai họa đã đến: Ngày 31/8/1941, ở tuổi 49, Marina Tsvetaeva đã tự vẫn tại Elabur, trong khói sương của những đồn đại và nghi án tới giờ vẫn chưa gỡ bỏ được.
Marina Tsvetaeva là một nhà thơ có nhiều mã số. Bản chất ý tưởng trong thơ bà là phép ẩn dụ luôn được đẩy tới cao độ. Bản chất tình cảm trong thơ bà là những con sóng luôn nôn náo và xáo trộn. Trong những dòng thơ của bà, từ ngữ dường như được bồi bổ thêm những sắc thái ý nghĩa mới hết sức bất ngờ. Nhịp điệu thơ bà ngay ở những bài có dáng vẻ cổ điển nhất cũng rất bất thường, dường như bị xô đẩy, cắt quãng theo những qui luật rất riêng tư và mới mẻ. Trong thơ bà, nhiều khi chỗ kết dòng thơ lại không trùng với chỗ kết câu thơ. Thơ bà đã tạo một cơ chế mở rất lớn cho sự suy tưởng và những "ý tại ngôn ngoại".
Đọc thơ Marina Tsvetaeva không dễ, lắm khi đòi hỏi một trạng thái tinh thần đặc biệt ở độc giả. Konstantin Pautovsky đã nhận xét, thơ Marina Tsvetaeva- đó là "loại thơ có độ sâu sắc và sức mạnh như thơ Chiutsev, với thứ tiếng Nga sống động và đầy trọng lượng như hạt thóc căng tròn...". Cũng theo nhà văn Nga Xôviết tinh tế này, “tình yêu của một đứa con đối với nước Nga mà dù ở ‘giữa thiên đàng’ nàng ‘vẫn còn khóc tiếc’, vô số những cay đắng và bất hạnh luôn luôn chất chứa trong các bài thơ xuất sắc-đó là cái chính yếu của Marina Tsvetaeva"
EM RẤT VUI
Thơ M.Tsvetaeva
Em rất vui vì anh không yêu em
Em rất vui vì em không yêu anh
Vì chẳng bao giờ trái đất này nặng trĩu
Lại trôi đi dưới gót chúng mình
Em rất vui vì em có thể nực cười
Chẳng cần chơi chữ, và có thể lả lơi
Và nếu như tay áo ta chạm khẽ
Thì em chẳng cần đỏ mặt đến nghẹn lời
Em rất vui vì khi em có mặt
Anh điềm tĩnh ôm một người khác đẹp xinh
Đừng rủa em phải cháy trong địa ngục
Vì người em hôn chẳng phải là anh.
Cả ngày lẫn đêm chẳng bao giờ anh nhắc
Tên em dịu dàng – thật vô ích quá mà
Và chẳng bao giờ trong nhà thờ yên tĩnh
Người ta hát mừng chúng mình “alleluia” (halleluiah: Tạ ơn Chúa)
Cám ơn anh, bằng cả trái tim trọn vẹn
Vì dẫu chẳng ngờ, nhưng anh thật yêu em:
Anh chẳng quấy rầy sự yên tĩnh mỗi đêm
Ta chẳng cùng nhau đón hoàng hôn mỗi tối
Vì ta không cùng đi dạo dưới trăng thanh
Vì mặt trời chẳng chiếu sáng đôi mình
Vì – thật tiếc rằng – anh không yêu em
Vì – thật tiếc rằng – em không yêu anh.
(Bản dịch của Nina)
Мне нравится, что вы больны не мной
Мне нравится, что вы больны не мной,
Мне нравится, что я больна не вами,
Что никогда тяжелый шар земной
Не уплывет под нашими ногами.
Мне нравится, что можно быть смешной -
Распущенной - и не играть словами,
И не краснеть удушливой волной,
Слегка соприкоснувшись рукавами.
Мне нравится еще, что вы при мне
Спокойно обнимаете другую,
Не прочите мне в адовом огне
Гореть за то, что я не вас целую.
Что имя нежное мое, мой нежный, не
Упоминаете ни днем, ни ночью - всуе...
Что никогда в церковной тишине
Не пропоют над нами: аллилуйя!
Спасибо вам и сердцем и рукой
За то, что вы меня - не зная сами! -
Так любите: за мой ночной покой,
За редкость встреч закатными часами,
За наши не-гулянья под луной,
За солнце, не у нас над головами,-
За то, что вы больны - увы! - не мной,
За то, что я больна - увы! - не вами!
Nghe bài hát“Мне нравится, что вы больны не мной”:
Em muốn nhìn vào tấm gương
Em muốn nhìn vào tấm gương,
Nơi mờ sương và mộng ảo
Dò tìm lối dẫn anh đi
Chốn nào nơi anh ẩn náu.
Em trông thấy những cột buồm,
Và anh trên boong tàu đó
Trên chuyến hoả xa khói toả
Trên cánh đồng chiều muộn phiền
Những cánh đồng đẫm sương đêm
Bên trên lao xao lũ quạ
Cầu phúc cho anh tất cả
Cầu cho anh cả bốn phương
(Phương Phương dịch)
Хочу у зеркала, где муть
Хочу у зеркала, где муть
И сон туманящий,
Я выпытать -- куда вам путь
И где пристанище.
Я вижу: мачты корабля,
И вы -- на палубе...
Вы -- в дыме поезда... Поля
В вечерней жалобе...
Вечерние поля в росе,
Над ними -- вороны...
-- Благославляю вас на все
Четыре стороны!
Nghe bài hát “Хочу у зеркала, где муть” (Благославляю вас):
Bella Akhmadulina (tên thật là Izabella Akhmadulina) sinh năm 1937, mang trong mình dòng máu nửa Tartar, nửa Italia. Bà từng học ở Trường viết văn Gorky, và bắt đầu in thơ vào năm 1955. Những tập thơ tiêu biểu của bà dưới thời xô viêt: “Dây đàn” (1962), “Những giờ học nhạc” (1969), “Bão tuyết” (1977), “Ngọn nến” (1977), “Những giấc mộng Gruzia” (1977), “Bí mật”(1983). Thơ bà còn được in ở Đức, Hoa Kỳ,…
Bella Akhmadulina
Ngoài làm thơ, Akhmadulina còn là một dịch giả nổi tiếng, bà từng được nhận Huy chương hữu nghị năm 1984 do công lao dịch sáng tiếng Nga sáng tác của các tác gia các dân tộc ở Liên Xô cũ (đặc biệt là của các nhà thơ Gruzia) Bà kết hôn nhiều lần, trong đó có nhà thơ nổi tiếng Evgeny Evtushenko, nhà viết truyện ngắn Yury Nabigin. Bà là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của Nga thế kỷ XX. Thơ bà đầy chất trữ tình, (từng bị phê phán là quá ủy mị riêng tư). Các nhà phê bình xếp bà vào hàng các nhà thơ “hậu hiện đại” của Nga. Bà là một trong bộ tứ các nhà thơ “tạp kỹ” (poets of estrade, gồm E.Evtushenko, A.Voznesensky, R.Rozhdestvensky và Akhmadulina), được đặc biệt đề cao vào thời kỳ hậu xô viết. Thơ bà cũng được so sánh với thơ của các nữ thi sĩ Anna Akhmatova và Marina Tsvetaeva. Đây cũng là nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc và đưa vào các tác phẩm điện ảnh Nga những năm 70 – 80 thế kỷ XX.
Trên con phố của tôi
Trên con phố của tôi năm đó
Vang tiếng chân các bạn tôi ra đi
Cuộc ra đi chậm chạp của bạn bè
Hoà trong bóng đêm ngoài cửa sổ
Sự nghiệp bạn bè tôi dang dở
Trong nhà không còn âm nhạc, lời ca
Chỉ còn những đứa con gái Degas
Những ngọn lông màu xanh vẫn sửa
Biết làm sao, thôi miễn cơn khiếp sợ
Đừng thức bạn, kẻ yếu ớt trong đêm
Mong sao cơn kinh hoàng phản bội
Đừng làm mờ đôi mắt những bạn hiền
Ôi, cô đơn, sao mà người ác nghiệt
Huơ chiếc compa sắt quanh tôi
Vẽ vòng tròn lạnh lùng quây chặt
Chẳng thể van xin vô ích lấy một lời.
Hãy mời gọi, hãy ban thưởng cho tôi
Đứa con cưng người nâng niu ve vuốt
Tôi bình tâm khi ngả giữa ngưc người
Gột rửa mình trong màu xanh giá buốt
Cho tôi nhón chân trong rừng của người,
Nơi cuối rừng kiếm tìm, chậm chạp
Áp lên mặt những chiếc lá rụng rơi,
Cảm giác bơ vơ như niềm hoan lạc
Hãy ban tôi sự lặng yên thư thất
Giai điệu nghiêm trang khúc nhạc của người
Tôi thông thái rồi sẽ lãng quên thôi
Ai đã chết hay giờ đây còn sống
Tôi nhận ra trí tuệ, niềm sầu muộn,
Ý nghĩa ẩn sau muôn sự vật trên đời
Thiên nhiên nghiêng xuống đôi bờ vai tôi
Thầm thì những điều trẻ thơ bí mật
Rồi từ bóng đêm, và từ nước mắt
Từ đáng thương ngu dốt thuở qua
Nét tuyệt vời của các bạn ngày xa
Lại hiện về và tan hòa trở lại.
(1959)
(Phương Phương dịch)
По улице моей
По улице моей который годзвучат
шаги — мои друзья уходят.
Друзей моих медлительный уход
той темноте за окнами угоден.
Запущены моих друзей дела,
нет в их домах ни музыки, ни пенья,
и лишь, как прежде, девочки Дега
голубенькие оправляют перья.
Ну что ж, ну что ж, да не разбудит страх
вас, беззащитных, среди этой ночи.
К предательству таинственная страсть,
друзья мои, туманит ваши очи.
О одиночество, как твой характер крут!
Посверкивая циркулем железным,
как холодно ты замыкаешь круг,
не внемля увереньям бесполезным.
Так призови меня и награди!
Твой баловень, обласканный тобою,
утешусь, прислонясь к твоей груди,
умоюсь твоей стужей голубою.
Дай стать на цыпочки в твоем лесу,
на том конце замедленного жеста
найти листву и поднести к лицу,
и ощутить сиротство как блаженство.
Даруй мне тишь твоих библиотек,
твоих концертов строгие мотивы,
и — мудрая — я позабуду тех,
кто умерли или доселе живы.
И я познаю мудрость и печаль,
свой тайный смысл доверят мне предметы.
Природа, прислонясь к моим плечам,
объявит свои детские секреты.
И вот тогда — из слез, из темноты,
из бедного невежества былого
друзей моих прекрасные черты
появятся и растворятся снова.
Nghe bài hát “По улице моей”:
Alexandre Aronov (1934 – 2001) sinh trưởng và qua đời tại Moskva. Ông tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm mang tên Patyomkin, làm nghiên cứu sinh về giáo dục nghệ thuật ở Viện Hàn lâm Giáo dục Liên bang Nga. Ông từng dạy học tại trường phổ thông ở ngoại ô Moskva, nghiên cứu ngôn ngữ học tính toán ở Viện Tóan học thuộc Viện Hàn lâm Liên Xô. Hơn 30 năm ông làm bình luận viên của tờ báo “Thanh niên cộng sản Moskva” và thường xuyên viết bài, đăng thơ trên báo này.
Alexandre Aronov (1934 – 2001)
Cùng với bộ phim “Số phận trớ trêu”, bài thơ “Nếu như anh không có bà cô” trở nên hết sức nổi tiếng trong công chúng Nga.
Nếu như anh không có bà cô
Thơ: A.Aronov
Nếu như anh không có nổi ngôi nhà
Thì cháy nhà có gì đâu phải sợ
Nếu như anh chưa hề có vợ
Thì chẳng lo cô ấy bỏ theo ai
Nếu như chó nhà anh không nuôi
Thì lo gì láng giềng đánh bả
Với bạn bè chẳng cần cãi vã
Nếu như không kết bạn bao giờ
Nếu như anh chẳng có bà cô
Thì không phải lo bà ấy mất
Và cũng chẳng bao giờ phải chết
Nếu như anh không sống trên đời
Dàn nhạc hát giọng trầm, kèn đồng vang réo rắt
Nghĩ kỹ đi, nghĩ cho thật kỹ càng
Tự mình quyết định, chẳng vội vàng
Có hay không, có hay là không có
Không có bà cô thì có gì phải sợ
Hàng xóm không đánh bả bà đâu
Nếu như chẳng có người bạn nào
Thì vợ không bỏ theo ai cả
(Phương Phương dịch)
Если у вас нету тети
Если у вас нету дома
пожары ему не страшны
И жена не уйдет к другому
Если у вас если у вас
Если у вас нет жены
(Нету жены)
Если у вас нет собаки
ее не отравит сосед
И с другом не будет драки
Если у вас если у вас
Если у вас друга нет (друга нет)
Оркестр гремит басами
трубач выдувает медь
Думайте сами решайте сами
Иметь или не иметь
Если у вас нету тети
то вам ее не потерять
И если вы не живете
то вам и не то вам и не
То вам и не умирать (не умирать)
Оркестр гремит басами
трубач выдувает медь
Думайте сами решайте сами
Иметь или не иметь (иметь или не иметь)
Если у вас нету тети,
ее не отравит сосед,
И жена не уйдет к другому,
если у вас друга нет
Nghe bài hát “Если у вас нету тети”:
Vladimir Kirshon (1902 – 1938) tác giả bài thơ "Tôi hỏi cây Tần Bì"
Tôi hỏi cây Tần Bì
(Tác giả: Vladimir Kirshon)
Vài nét về tác giả: Vladimir Kirshon (1902 – 1938), nhà văn, nhà soạn kịch. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Cộng sản mang tên Sverdlov năm 1923. Năm 1918, ông gia nhập Hồng quân, năm 1920 vào Đảng Cộng sản Nga. Ông là tác giả của những vở kịch mang tính tuyên truyền, từng viết nhiều bài ca thanh niên Komsomol. Ông làm công tác Đảng những năm 1923-25. Từ 1925 là một trong những người lãnh đạo Hiệp hội các nhà văn vô sản Nga (RAPP), là một người có tư tưởng cấp tiến. Ông có những tác phẩm ca ngợi Stalin và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, tuy nhiên năm 1937 bị khai trừ khỏi Hội nhà văn Liên Xô, sau đó bị bắt, bị buộc tội thuộc “nhóm Trotskist trong văn chương”, bị kết án tử hình và bị xử bắn năm 1938. Ông được phục hồi danh dự vào năm 1956 và các vở kịch của ông lại được dựng trên sân khấu xô viết.
Kịch của Kirshon không phải là những tác phẩm xuất sắc, nhưng bài thơ “Tôi hỏi cây tần bì” thì rất nổi tiếng và có một số phận đặc biệt. Bài thơ được sáng tác và phổ nhạc lần đầu tiên vào năm 1935 trong một vở hài kịch của Kirshon “Sinh nhật”. Người phổ nhạc là Tikhon Khrennikov, sau trở thành Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Liên Xô. Sau thời kỳ các vở kịch của Kirshon bị cấm diễn, rồi lại được phục hồi, bản thân Khrennikov cũng không còn nhớ các nốt nhạc của bài ca. Nhưng nhà đạo diễn Eldar Ryazanov, một người có tài thuộc thơ đặc biệt, lại nhớ bài ca. Ông từ lâu đã nuôi ý định đưa bài thơ về mối tình bất hạnh và sự phản bội “cặp đôi” (của người tình và của người bạn thân) này vào một bộ phim nào đó của mình, nhưng chỉ khi dựng bộ phim “Số phận trớ trêu” vào năm 1975 thì cảm hứng mới thăng hoa. Nhạc sĩ Michael Tariverdiev nhanh chóng viết nhạc cho bài thơ, ca sĩ thể hiện nó là Sergei Nikitin. Và thế là “Tôi hỏi cây tần bì” đi vào lòng công chúng cùng với những bản romance viết trên lời thơ của các nhà thơ nổi tiếng M.Tsvetaeva (Bên tấm gương soi, Em rất vui), B.Pasternak (Không ai ở trong nhà), B.Akhmadulina (Trên con đường tôi đi năm ấy…)…
Bài thơ còn nổi tiếng bị nhại, bị xuyên tạc rất nhiều.
TÔI HỎI CÂY TẦN BÌ
Thơ V.Kirshon
Tôi hỏi cây tần bì, người tôi yêu ở đâu
Tần bì chỉ lắc đầu không đáp
Tôi hỏi cây phong, người tôi yêu ở đâu
Phong trút xuống lá mùa thu vàng rực
Tôi hỏi mùa thu, người tôi yêu ở đâu
Mùa thu đáp bằng cơn mưa tầm tã
Tôi hỏi mưa, người tôi yêu ở đâu
Mưa rả rích khóc bên ngoài cửa sổ
Tôi hỏi trăng người tôi yêu ở đâu
Trăng lặng lẽ núp mình sau mây tối
Tôi hỏi mây, người tôi yêu ở đâu
Mây tan ra giữa trời xanh vời vợi,
Ơi bạn thân, bạn duy nhất của tôi,
Nói tôi nghe, nàng trốn đâu mất vậy
Bạn yêu ơi, hãy chỉ giùm tôi với.
Người tôi yêu bây giờ ở nơi đâu
Bạn của tôi, người trung tín của tôi
Bạn đáp lời, những lời chân thật nhất
Rằng: “Bạn ơi, người bạn yêu thuở trước;
Người của bạn thuở trước, bạn ơi
Người của bạn, người thương yêu của bạn.
Người ấy bây giờ là vợ tôi”
(Phương Phương dịch)
Я спросил у ясеня
Я спросил у ясеня,
Где моя любимая.
Ясень не ответил мне,
Качая головой.
Я спросил у тополя,
Где моя любимая.
Тополь забросал меня
Осеннею листвой.
Я спросил у осени,
Где моя любимая.
Осень мне ответила
Проливным дождем.
У дождя я спрашивал,
Где моя любимая.
Долго дождик слезы лил
За моим окном.
Я спросил у месяца,
Где моя любимая.
Месяц скрылся в облаке,
Не ответил мне.
Я спросил у облака,
Где моя любимая.
Облако растаяло
В небесной синеве.
Друг ты мой единственный,
Где моя любимая?
Ты скажи, где скрылася?
Знаешь, где она?
Друг ответил преданный,
Друг ответил искренний:
- Была тебе любимая,
Была тебе любимая,
А стала мне жена.
Я спросил у ясеня,
Я спросил у тополя,
Я спросил у осени...
Nghe bài hát “Я спросил у ясеня”:
Trần Thị Phương Phương biên soạn và giới thiệu