Một số xu hướng sẽ tạo nên và có ảnh hưởng trực tiếp đến những ngày tháng đang ở phiá trước...
4. Buôn bán qua Internet
Đầu năm 1997 công ty máy tính đồ sộ Dell hàng ngày đã bán máy tính cá nhân tương đương với số tiền là 1 triệu USD.
Con số đó đã tăng lên tới 18 triệu USD vào những tháng đầu năm 1999. Bình quân khách hàng đã trả 18 tỉ USD cho PC mỗi năm. Đa số họ mua các bộ phận riêng rồi về tự lắp ráp theo sự chỉ dẫn tận tình của những dịch vụ lắp máy tính on-line. Sau khi đã ký song hợp đồng mua bán on-line, công ty máy tính Dell gửi ngay hàng đặt đến công ty vận chuyển Federal Express, và như vậy khách hàng sẽ nhận những gì mình đã đặt mua vào ngay ngày hôm sau. Đúng là chỉ thế kỷ XXI mới có những dịch vụ như vậy!
Internet đã làm thay đổi toàn bộ cách nghĩ và nhìn nhận về buôn bán và thương mại. Hiệu sách khổng lồ on-line Amazon.com đã nối đến 610 triệu khách hàng trên toàn cầu. Mỗi người trong số họ có thể tìm sách trong một kho tàng khổng lồ – với 2,5 triệu đầu sách. Công ty Amazon không có cửa hàng sách trong thế giới thực, cách kinh doanh chính của họ là qua Internet. Với cách buôn bán đúng đắn, hợp thời cơ và luôn đi theo thi yếu của khách, năm 1998 công ty đã thu về 610 triệu USD tiền lợi nhuận. Có thể nói Amazon.com là hiệu sách khổng lồ và thành công nhất on-line.
Người ta tính rằng cho đến năm 2002 tổng số buôn bán qua mạng sẽ lên tới 327 tỉ USD. Con số này đã có những ảnh hưởng đáng kể đến việc buôn bán, cách phân tích, nhận định cho tương lai, và nhất là vấn đề học tập. Tương lai luôn đi về phía trước, càng ngày càng hiện đại, do vậy để không bị tụt hậu con người phải học hành và trau rồi kiến thức đúng theo hướng nhân loại đang hướng tới. Chỉ một từ “Internet” thôi đã làm đảo lộn một thế giới vốn đã quá hỗn độn này!
5. Một xã hội với các dịch vụ mới
Theo các nhà dự đoán cho biết, trong tương lai nền kinh tế mũi nhọn sẽ là các loại dịch vụ. Nền công nghiệp sẽ dần bị lãng quên trong những ngày tháng tới. Vào những năm 50 thế kỷ XX nước Mỹ có tới 65% là nhân dân lao động. Hiện tại con số đó đã giảm xuống 13% và vẫn còn giảm nữa trong tương lai. Mặc dù số công nhân lao động chân tay ngày càng “hiếm” nhưng chúng ta không hề sản suất ít hơn. Trong các phân xưởng, nhà máy lớn, hình bóng công nhân đã vắng dần, thay vào đó là các cánh tay robot, hệ thống máy tính điều khiển. Sự tự động hoá đã cướp đi miếng cơm, manh áo của những công nhân không có trình độ cao.
Cũng có thể cho rằng, tiến tới ở những nước có nền kinh tế phát triển chỉ có 10% là công nhân lao động, 2% vẫn làm nghề nông chuyền thống, vậy 88% số người còn lại sẽ làm gì? Nhiều người đã gọi tương lai là “Nền kinh tế của các dịch vụ mới”, nhưng những từ như “sự sản suất” và “dịch vụ” đã trở thành quá cũ. Bởi lẽ sản suất càng ngày càng gắn liền với các dịch vụ, khi ta phục vụ theo đơn đặt hàng của khách. Ví dụ điển hình là các công ty buôn bán máy tính cá nhân qua mạng. Bán riêng các phần cứng của máy tính là những công việc trong giây lát, nhưng có rất nhiều các dịch vụ được mở ra theo những thứ đó: có thể là phần mềm tuỳ theo sở thích và yêu cầu của khách hàng, cách lắp ráp, bảo quản, cập nhập phần mềm mới qua mạng ... Các dịch vụ sẽ ngày một phong phú hơn, và trong cuộc cách mạng này người được lợi nhiều nhất vẫn là khách hàng. Thật đúng với câu " Khách hàng là Thượng đế!.
6. Công ty lớn và bé
Trong thế giới thực thì các công ty đồ sộ luôn chiến thắng. Họ như những cây cổ thụ lâu năm trong khu rừng rậm – quá cao và xum xuê đã che hết ánh nắng mặt trời. Công ty General Motors, Ford hay Chrysler đã hoàn toàn chi phối được thị trường ô tô trên toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua. IBM luôn là tập đoàn đứng đầu trong việc sản suất máy tính cá nhân, siêu máy tính hay các ngành công nghệ cao khác.
Thời buổi đã thay đổi, và lúc này có lẽ là những ngày tháng vàng son cho các công ty nhỏ. Ai cũng có quyền lợi và cơ hội như nhau, không kể lớn nhỏ, mới hay cũ, gần hay xa. Các cơ cấu làm ăn đã thay đổi một cách rõ rệt. Hiện nay để thuận lợi, các tập đoàn khổng lồ đã chia ra thành nhiều chi nhánh, tập thể hay các đội nhỏ với công việc khác nhau. Ví dụ điển hình là tập đoàn ABB (Asea Brown Boveri) có trụ sở lại Zurych là một trong những tập đoàn lớn nhất và thành công nhất tại Châu âu, với tổng số doanh thu năm 1995 là 33 tỉ USD. Do sự biến hoá và phát triển của tương lai tập đoàn đã được chia thành 36 các công ty độc lập khác nhau, với hàng trăm các trụ điểm trên toàn cầu. Phần lớn các công ty nhỏ kia được chia tiếp ra ra thành các đội có từ 5 đến 10 người. Mỗi nhóm có một cung cách làm việc, quản lý và mục đích riêng.
Công ty ôtô Toyota đã là một hệ thống sản suất “đúng thời gian” nhất trong thị trường ôtô. Họ đã mua lại các phụ tùng ôtô từ hàng trăm các công ty nhỏ khác nhau. Khi có đơn đặt hàng, ngay lập tức mọi thứ cần thiết được đưa đến đúng thời gian. Làm như vậy công ty tích kiệm được kho tàng, bến bãi, tiền bảo quản hay tiền tồn kho. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng, vào đầu thế kỷ XXI này 50% của kinh doanh bán lẻ sẽ thuộc về các công ty Franchising ( các chi nhánh làm ăn nhỏ có liên quan đến các tập đoàn buôn bán lớn). Tại USA các công ty Franchising buôn bán và có lợi nhuận thu về hàng năm là 250 tỉ USD. Một trong những ví dụ điển hình của Franchising là công ty Subway Sandwiches, với 7000 các điểm bán hàng trên toàn cầu. Phần lớn trong số 23000 điểm dịch vụ của McDonald’s thuộc về các cặp vợ chồng. Hơn 20 triệu dân Mỹ buôn bán trong các công ty được thành lập trong gara để xe ôtô của nhà mình.
Trong tương lai chính các chi nhánh làm ăn nhỏ sẽ là nơi tạo công ăn việc làm nhiều nhất. Đó là tất cả những gì mà nền kinh tế tương lai đem lại. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về nó, hãy quan sát và tìm hiểu kỹ hơn những công ty mới đang phát triển. Họ phát triển và tồn tại trên một quy luật làm ăn mới, do vậy công ty luôn đòi hỏi ở nhân viên một cung cách suy nghĩ, kiểu làm mới hay cách quan sát sự chuyển mình của thị trường.
(còn nữa)
|