VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG-KỸ THUẬT
Bánh nguội
Diễn văn của Barack Obama
Bạn biết gì về chó đá?
Khí hậu được tạo ra như thế nào?
Exercise 106 - Won't my baby inhale Water? (Water Birth)
Hỏi đáp về Môi trường (3)
Tình ca mùa xuân
Số lượt truy cập
4855091
Số người đang xem
3


GIÁO DỤC > E - BƠI > Biết bơi sau 10 phút >


"Ngửa mặt trông Trăng" & "Nhô lên hụp xuống"
Chú giải Picture: "Ngửa mặt trông Trăng", hình trên, "Nhô lên hụp xuống", hình dưới.

Ta đã học thả nổi "Thai nhi nghịch ngợm". Trong bài này, ta sẽ học hai chiêu: "Ngửa mặt trông Trăng" và "Nhô lên hụp xuống" để cầm cự lâu dài dưới nước khi có sự cố.

"Ngửa mặt trông Trăng"

Tư thế này cần tập ở chỗ nước sâu ngang cổ, tốt nhất bạn phải không còn mắc bệnh Cà cuống. Tư thế giúp ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn lâu trên mặt nước. Chú ý là, tư thế này không thích hợp khi có sóng to và gió lớn.
 
Thực hành:Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng. Thở sâu, từ từ ngửa người ra sau cho đầu chìm dần trong nước nhưng không để nước tràn vào mũi. Hai cánh tay giang gần vuông góc với thân hoặc xuôi xuống phía chân. Ngực ưỡn lên phía trên, chân khép lại thả lỏng. Hơi trong lồng ngực sẽ giữ cho phần ngực và mũi nổi trên mặt nước. Khi thở ra, có thể vẫy hai tay nhè nhẹ lên xuống để giữ cho ngực và mũi không bị ngập. Khi hít vào, thả lòng tay nghỉ ngơi. Hít vào và thở ra từ từ, chậm nhẹ giữ cho mũi không bị chìm, sặc nước. Bạn có thể nổi và nghỉ trên mặt nước rất lâu với tư thế này.

"Nhô lên hụp xuống"

Tư thế này giúp ta cầm cự ở những chỗ sâu ngập đầu người, mặt nước có sóng và gió, không thể "Ngửa mặt trông Trăng".

Thực hành: Lúc mới tập nên tập sát thành bể, phía sâu nhất (~ 2m hay hơn). Hai tay bám vào thành bể, người thả dọc xuống nước. Bắt đầu thở vào sâu rồi từ từ thả người thẳng cho đầu chìm xuống trong khi vẫn nín hơi (hoặc thở nhẹ ra). Một lúc sau, dùng hai tay kéo thành bể để đầu nhô lên mặt nước để thở ra (hoặc thở vào nếu dưới nước vẫn thở ra đều đều). Tập nhiều lần cho quen.

Để tập ở chỗ nước sâu, tất nhiên bạn phải biết "Bơi ếch tớ". Nguyên tắc thả nổi trong "Nhô lên hụp xuống" ở đâu cũng vẫn là nhô lên hít vào, hụp xuống thở ra. Nhớ điều chỉnh nhịp hít vào - thở ra thích hợp với khả năng mỗi người. Khi muốn nhô lên, vẫy tay, đạp chân lên xuống nhẹ nhàng để hỗ trợ. Khi hụp xuống thả lỏng toàn thân. Nếu bạn đã biết các chiêu "Thai nhi nghịch ngợm", "Bơi ếch tớ", việc "Nhô lên hụp xuống" nơi nước sâu cũng chẳng khó gì.

Các bài liên quan:
- Sự giống nhau và khác nhau giữa bơi và đi bộ;
Bệnh Cà cuống & Bệnh Vũ phu;
- Tư thế thả nổi "Thai nhi nghịch ngợm". 
©E-Bơi
 



Bình luận
Thứ ba, ngày 17/9/2024
Smart Way to English
E - BƠI
Sản phẩm Thông minh
E-Bơi Mail
"E-Bơi siêu rẻ cả hè 2013"
Báo chí và E-Bơi
Bơi ếch
Bơi trườn sấp
Bơi bướm
Phòng & Xử lý tai nạn
Tư liệu quan trọng
Tai nạn sông nước
Tin E-Bơi Team
QUỸ HỌC BỔNG Pi
Tao Pro - Tao Chủ
Kỹ năng thoát hiểm
Bánh nóng
Models - Mẫu
Food Photography
Brownies
Photoshop
Photo Collection
Technics - Tips
Lifestreet
Landscape
Portrait