VĂN HOÁ
GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG-KỸ THUẬT
Bánh nguội
Bài 52 - Cty lọc dầu Nhật bản xem xét xây dựng nhà máy mới
E-Bơi lên Báo mới
Còn nhiều cơ hội mua đứt một thị trấn của Mỹ
Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo (Phần 1)
Phối hợp chân tay
Funny Football Moments
Số lượt truy cập
4920056
Số người đang xem
26


VĂN HOÁ > Thời đại @ > Quản lý @ >


"Độc quyền chức vụ" - Nguồn gốc của tham nhũng
Tham nhũng trở thành quốc nạn là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước không theo kịp sự phát triển của đất nước. Tham nhũng ở Việt Nam hiện đã trở thành quốc nạn, vì thế Quốc Hội  đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo "Luật Phòng, chống tham nhũng" để sau đó ban hành, áp dụng.

Dự thảo luật có đề xuất hai phương án xác định và điều chỉnh hành vi tham nhũng, trong đó một nhắm tới tham nhũng thuộc khu vực Nhà nước và một nhắm tới tham nhũng thuộc cả khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Tuy nhiên nên biết, tham nhũng, dù ở đâu, cũng là tội phạm đặc biệt được thực hiện chỉ bởi “quan chức”.

Trong tình hình Việt Nam hiện nay, tham nhũng xảy ra chủ yếu ở khu vực Nhà nước hoặc giữa khu vực Nhà nước với khu vực ngoài Nhà nước. Trong nội bộ khu vực ngoài Nhà nước, tham nhũng có, nhưng nhỏ và chưa nhiều. Muốn chống tham nhũng hiệu quả, phải tập trung vào khu vực Nhà nước và phải tấn công vào nguồn gốc của tham nhũng, đó là "độc quyền chức vụ", vì "độc quyền chức vụ" đẻ ra “xin-cho” và “xin-cho” đẻ ra tham nhũng.

Cuộc đấu đầy cam go

Đấu tranh chống tham nhũng rất khó vì ba lý do:

Thứ nhất,đó là phải chống lại sai phạm của “quan chức”. Chức, quyền càng cao, khi thoái hoá, biến chất, "quan chức" càng có điều kiện tham nhũng lớn với những thủ đoạn tinh vi. Nếu các họ kéo bè, kết cánh để tham nhũng thì càng khó chống. Không ít trường hợp người chống tham nhũng bị quy chụp là “chống lại lãnh đạo, chống lại chế độ” hoặc bị quy cho là “gây mất đoàn kết nội bộ”, để rồi bị chính người tham nhũng trừng trị;

Thứ hai,rất khó xác định đâu là thu nhập do tham nhũng, đâu là thu nhập chính đáng khi Việt Nam còn sử dụng tiền mặt là phương tiện thanh toán chủ yếu;

Thứ ba,
nhờ tham nhũng mà kiếm được của cải, vật chất không cần lao động, nên khi thấy tham nhũng không bị nghiêm trị, người ta đua nhau chạy chức, chạy quyền để tham nhũng kiếm lợi. Hậu quả là tham nhũng sẽ lây lan theo hiệu ứng đô-mi-nô làm băng hoại đạo đức toàn xã hội.

Hiện, tham nhũng đã lan tràn khắp nơi: Giáo dục, y tế, công-nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, tài nguyên, môi trường, thể thao văn hoá, thuế, hải quan, xây dựng, bổ nhiệm cán bộ … Bất cứ cá nhân hay tập thể có chức, có quyền nào khi muốn đều có thể lợi dụng chức vụ để vụ lợi. Có nhiều vụ tham nhũng nổi cộm như việc “làm luật” của một bộ phận cảnh sát giao thông đối với lái xe; việc nhận hối lộ của một số cán bộ cao cấp Bộ Thương mại trong phân phối quota hàng dệt may; việc chia chác đất công ở Đồ Sơn; việc ép dân sử dụng điện kế điện tử vừa đắt vừa không có nguồn gốc ở Tp. Hồ Chí Minh … Tệ hơn, một số “quan chức” đã trở thành “hậu phương vững chắc” cho những Khánh Trắng, Năm Cam, Hai Chi … gây ra bao nỗi kinh hoàng cho người dân lương thiện.

Không thể chống chỉ bằng những biện pháp cũ

Để loại trừ quốc nạn này, việc ban hành "Luật Phòng, chống tham nhũng" là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên không nên kỳ vọng sự ra đời của nó sẽ tiêu diệt tận gốc hoặc giảm mạnh nạn tham nhũng. Trong thực tế, dù đã có Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục, Luật Khiếu nại, tố cáo ... nhưng không phải vì thế mà tai nạn giao thông ít đi, chất lượng giáo dục khá lên, số lượng đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp của người dân giảm.

Ngoài việc tạo hành lang pháp lý để phòng, chống tham nhũng, nội dung dự thảo luật hiện nay chưa có gì mới so với những cái đã có: Kê khai tài sản; Quy định trách nhiệm của người đứng đầu; Sự phối hợp của Viện kiểm sát, Toà án, Công an, Thanh tra Nhà nước với Hội đồng nhân dân các cấp, báo chí và nhân dân; ... Chỉ với những nội dung này, luật dù được ban hành cũng không làm tình hình sáng sủa hơn vì cái “gốc” của tham nhũng là lợi dụng "độc quyền chức vụ" để vụ lợi cho cá nhân chưa được giải quyết. Muốn chống tham nhũng thật sự, cần giải quyết cái “gốc” - "độc quyền chức vụ" bằng một số biện pháp mà các nước phòng, chống tham nhũng hiệu quả đã làm:

- Đẩy mạnh cổ phần hoá các tổ chức kinh tế trong khu vực Nhà nước: Việc này giúp Nhà nước thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để phát triển kinh tế, đồng thời cho phép người dân trực tiếp tham gia quản lý, giám sát tốt hơn hoạt động kinh doanh của các tổ chức, công ty … mà họ có cổ phần.
 
Cổ phần hoá sẽ làm cho việc lợi dụng "độc quyền chức vụ" để vụ lợi không còn đất sống. Sẽ không còn chuyện “chạy” dự án mà không cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế, sẽ không còn nạn “xài tiền chùa” vô tội vạ... Thực tế cho thấy phần lớn các DNNN tồn tại được sau cổ phần hoá sẽ hoạt động hiệu quả hơn, còn các DNNN khác do kém hiệu quả sẽ bị giải thể, tránh cho Nhà nước phải bù lỗ triền miên.
 
Việc cổ phần hoá làm cho “Nhà nước” thực sự là “của dân, do dân và vì dân” và làm cho người dân thực sự “biết, bàn, làm và kiểm tra”. Chúng ta đã có bài học quý của Khoán 10: Từ một nước thiếu lương thực, chỉ sau vài năm với chính sách khoán trực tiếp ruộng đất đến tay nông dân, đất nước đã đảm bảo được an ninh lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Mới đây, Bộ Thương mại cho biết, tốc độ cổ phần hoá các DNNN hiện rất chậm, đến tháng 8.2005, cả nước mới đạt được 15% kế hoạch cổ phần hoá của cả năm 2005, đủ thấy “tiền chùa” vẫn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều người lợi dụng "độc quyền chức, vụ" để vụ lợi;

- Tách bộ máy quản lý Nhà nước khỏi việc điều hành trực tiếp hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh: Hiện nay bộ máy quản lý của các bộ, các tỉnh, ngoài công việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực được phân công, còn tham gia trực tiếp điều hành quản lý sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, DNNN thuộc quyền quản lý. Việc “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một mặt dẫn tới việc các cơ quan này ra các quyết định ít nhiều thiên vị cho “khu vực” của mình gây phương hại cho các “khu vực” khác, một mặt tạo ra cơ hội để tham nhũng. Cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, biện pháp này xoá bỏ cung cách “vừa đá bóng vừa thổi còi”, xoá bỏ cơ chế “xin – cho” - nguồn gốc của tham nhũng, đồng thời nâng cao chất lượng quyết sách quản lý của các cơ quan quản lý và cho phép tinh giản bộ máy công quyền;

- Phân định rạch ròi biểu tượng người có chức vụ với biểu tượng chế độ, đất nước: Người xưa có câu: “Vua chúa phạm tội cũng phải xử như thường dân”. Đây là sự nghiêm minh cần thiết của pháp luật, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của đất nước. Chúng ta thường hiểu và hành xử một cách lầm lẫn khi coi cá nhân người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý Nhà nước là biểu tượng của chế độ, của đất nước, vì thế khi những người này mắc sai phạm, họ thường chỉ bị nhắc nhở, xử lý nội bộ chứ ít khi bị xử công khai theo đúng quy định của luật pháp, với lý do sợ người dân hiểu sai, sợ kẻ thù lợi dụng nói xấu chế độ. Cũng chính vì hiểu và hành xử lầm lẫn như vậy, người ta thường không dám đấu tranh chống lại sai phạm của những người có chức, có quyền vì sợ bị coi là chống chế độ, chống Nhà nước. Nếu tình trạng này còn kéo dài, khó có thể phòng, chống tham nhũng hiệu quả.

- Tăng cường năng lực kiểm soát việc giao dịch, trao đổi, thanh toán hàng hoá của toàn xã hội: Kết quả của tham nhũng dù biến tướng thế nào vẫn là của cải vật chất (tiền, vàng, bạc, kim cương, đá quý, ngoại tệ, bất động sản, xe hơi, cổ phần, cổ phiếu …), cái mà ai ai cũng có ít, nhiều. Vì thế, khi không kiểm soát được nguồn gốc của cải, vật chất của xã hội khó lòng phát hiện ai tham nhũng, ai không. Các nước chống tham nhũng hiệu quả đều phải áp dụng biện pháp này thông qua hệ thống tài khoản, thẻ thanh toán, séc chuyển tiền … của ngân hàng, thay vì sử dụng tiền mặt là chính như ở Việt Nam. Mua bán ở họ bao giờ cũng có hoá đơn, chứng từ và không chỉ hệ thống máy tính tiền của các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng đa quốc gia mà hệ thống máy tính tiền của các doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán nhỏ, lẻ cũng được nối mạng để quản lý, kiểm soát. Việc kê khai tài sản hiện đang áp dụng cũng như được đề xuất trong dự thảo luật rất khó thực thi.

Tuy nhiên, trước mắt  hãy cứ đẩy mạnh thực hiện ba biện pháp ở trên. Với bộ máy lập pháp, tư pháp và hành pháp hiện nay, chúng ta không chỉ phòng và chống được tham nhũng mà còn giải quyết được nhiều vấn đề khác.

Gốc rễ của tham nhũng là sự lợi dụng "độc quyền chức vụ" để trục lợi.  Gốc rễ này còn thì tham nhũng còn. Chuyện trong “Cổ học tinh hoa” kể, Án Tử người nước Tề giải thích với vua nước Sở rằng dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, khi sang nước Sở, do thung thổ của nước Sở mà sinh ra trộm cắp thật đáng để suy ngẫm./.
 
Pi C&E - Tạp chí Nhà quản lý Số 27 - 9/2005






Bình luận
Ý kiến bạn đọc:
Frau_Do, 02/12/2007 21:13:07
Hom roi co nghe mot cau cua mot Giao su noi ve Machtmonopol o Vietnam va China (no dung voi cai tieu de cua bai viet) the nay: gesellschaftliche Freiheit ist groß, aber keine liberale Gesellschaft. Thay dung qua va kieu phat trien cua ta moi dang ho hao ve so luong, ma chua phai la chat luong cua xa hoi.
Bạn định nói gì?
Pi C&E, 12/11/2007 22:25:41
Mấy ý bạn viết không ăn nhập với nhau. Tạo ra nhiều người bê cái nồi cơm đi là sao? Và bê cho ai hay lại bê về nhà mình?
Một người già, 12/11/2007 19:08:46
Càng kiếm money dễ, lòng tham càng lớn... Chẳng có thể có phương pháp nào chống tham nhũng có hiệu quả nhanh và tốt được nếu không tạo ra được nhiều thằng luôn muốn chờ ,trực để bê đi cái nồi cơm. Đơn giản và dễ hiểu nhất chỉ có như thế! 
Thứ ba, ngày 10/12/2024
VIỆT NAM - Tổ quốc Tao
TaLaWho? - Ta là Tao!
Thời đại @
Bản chất @
Quản lý @
Kỹ năng @
Ý tưởng @
Sức mạnh @
DU LỊCH THIỀN
Sắc màu cuộc sống
Piphotography
Bánh nóng
Models - Mẫu
Food Photography
Brownies
Photoshop
Photo Collection
Technics - Tips
Lifestreet
Landscape
Portrait